Lẩu Tứ Xuyên xuất hiện vào những năm Đạo Quang đời Thanh (1821 - 1851).Trải qua nhiều nghiên cứu và kiểm nghiệm , nơi bắt nguồn của lẩu Tứ Xuyên là bên bờ sông Trường Giang , Bãi Tiểu Mễ của Tử Thành Lô Châu .Đồ nấu thì chỉ có một hũ sành ,bên trong có nước (canh),thêm các loại rau ,thêm ớt ,hạt tiêu ...
Lúc bấy giờ, các ngư dân thuyền bè thường hay dựng thuyền ở bãi Tiểu Mễ ( Bãi Tiểu Mễ lúc bấy giờ là một bến tàu bên bờ sông Trường Giang, thuộc tỉnh Tứ Xuyên ). Thuyền dừng liền đốt lửa nấu đồ ăn để tránh cảm lạnh, họ ăn xong, nói chuyện rôm rả với nhau (những chuyện trong lòng ) cứ như vậy, một truyền mười ,mười truyền một trăm, truyền đi hết những bến tàu dọc bờ sông Trường Giang.
Trùng Khánh lúc bấy giờ lại là tuyến đường thủy quan trọng , lớn hơn rất nhiều so với Lô Châu. Món ăn dân dã này cứ như vậy mà truyền đi nơi khác ,sau khi truyền đến Trùng Khánh , thì lại có một sự thay đổi . Thời ấy sau khi có một vài người dân làm thuê thấy cách ăn như vậy , liền chạy đến giết mổ trâu bò , nhặt nội tạng trâu bò mà người ta để lại , đem đến sông Trường Giang rửa sạch cắt thành từng miếng nhỏ, cùng với những người dân thuyền bè ăn .Mọi người đều cảm thấy vô cùng ngon, vừa có thể lấp đầy bụng ,lại ngăn ngừa cảm lạnh .Về sau có người còn dùng quang gánh,gánh hai giỏ , một giỏ thì để nội tạng trâu bò (chủ yếu là sách bò ), đồ ăn kèm , một giỏ thì để một cái lò đun bằng bùn , dùng một chậu nhỏ bằng kim loại để lên trên lò, bên trong là nước dùng vừa thơm, vừa cay, mặn,hàng ngày bán ở bờ sông, trên cầu hoặc đường phố.
Vậy là những người làm thuê, dân tàu bè từ đó trở đi chẳng bao giờ đốt lửa nấu ăn nữa, mọi người đều cho rằng có thể ăn nóng ,ăn đến đến no, mà chỉ phải bỏ ra một ít tiền ,vừa tiết kiệm ,tiện lợi,lại tiếp thêm nhiệt.Ngoài những người làm thuê ra , mọi người đến ăn ngày một đông .Mãi cho đến thời Dân Quốc năm 23, mới có người mang loại đồ ăn này vào trong quán nhỏ , chuyển những món ăn ấy lên bàn , vẫn là những lò như thế ,nhưng chỉ có điều là những chiếc chậu bằng sắt ,nay được thay bằng nồi nhỏ bằng đồng, nước dùng và các loại gia vị do thực khách thêm vào , không chỉ sạch sẽ mà còn hợp với khẩu vị của nhiều người , cứ như vậy các quán ăn nhỏ ngày càng nhiều, đối diện bờ Bắc Trùng Khánh có một con phố nhỏ , ở đó hầu như tất cả đều là các tiệm kiểu như thế này , thực khách cũng tương đối đông , đây chính là sự bắt nguồn của " Lẩu sách bò Trùng Khánh ". Về sau , để nhớ rằng kiểu ăn này là từ Tiểu Mễ truyền đến đây , mọi người đặt tên cho con phố này là" phố Tiểu Mễ ".
Về sau, đến thời kì chiến tranh kháng Nhật, lẩu Tứ Xuyên ngày càng trở nên phổ biến , các quan chức ,doanh nhân , phóng viên ..v..v. đều lấy việc ăn lẩu làm một thứ gì đó rất quý , có người còn nâng tầm những quán lẩu này lên mức cao quý .Rất nhiều những binh sĩ quốc dân Đảng trong đêm trước Trung Quốc mới thành lập đã chạy đến Đài Loan , đến nay vẫn không thể quên được hương vị của lẩu Tứ Xuyên , có người còn mở quán lẩu ngay tại Đài Loan (nhưng do vấn đề về nguyên liệu, nên hương vị không thể bằng được lẩu ở Tứ Xuyên ). Bởi vậy , hiện nay có rất nhiều sách đều viết rằng Lẩu Tứ Xuyên xuất phát từ Giang Bắc Trung Khánh , nhưng thực tế thì lại xuất phát từ Lô Châu , nhưng phát triển ở Trung Khánh .
0 nhận xét:
Đăng nhận xét